Vì sao người bắc âu giỏi tiếng anh nhất thế giới?

Có thể nói rằng, những nước Bắc Âu như: Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển,… đang dẫn đầu trên bảng xếp hạng về chất lượng giáo dục tốt nhất thế giới. Với một nền giáo dục tiên tiến như vậy thì tiếng Anh cũng không phải là một ngoại lệ. Các nước Bắc Âu này đang có trình độ được xếp hạng đứng hàng đầu thế giới. Thậm chí là còn tốt hơn cả Singapore. Hãy cùng trung tâm tiếng anh Hải Phòng English Homestay tìm hiểu những nước Bắc Âu này đã dạy tiếng Anh như thế nào mà đạt kết quả tốt như vậy.

 

Bảng xếp hạng English Proficiency Index là xếp hạng về khả năng nói tiếng Anh của học sinh cấp 3 các nước trên thế giới. Điều bất ngờ ở đây là Singapore – nước ngay từ khi thành lập đã chủ trương biến tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính chỉ xếp ở vị trí thứ 3. Trong khi đó, các nước Bắc Âu với chủ trương là ngôn ngữ khác thì liên tục dẫn đầu ở bảng xếp hạng. Làm thế nào mà trẻ em ở các nước này lại giỏi tiếng Anh đến vậy?

 

Đầu tiên, giáo trình phổ thông mà tại các nước Bắc Âu dạy không có gì xa lạ với những bạn nào quyết tâm học ngôn ngữ như là quyển Headway, Destination, New English File,… Điểm khác biệt duy nhất ở đây có lẽ nằm ở triết lí, cách mà họ tiếp cận việc dạy tiếng Anh cho trẻ em như thế nào. Triết lí ở đây thì nó bao gồm trong đúng một từ đó chính là động lực. Các nhà giáo dục đã sớm nhận thấy khi ta đã có động lực thì làm việc gì cũng sẽ trở nên thuận lợi hơn. Đây là yếu tố quan trọng, cần thiết cho dù mục tiêu của bạn là gì đi chăng nữa. Để tạo được động lực cho học sinh, các nước Bắc Âu đã tạo nên một môi trường học tập vui vẻ, thoải mái, không gò bó, áp lực thi kì. Điểm này đã tạo nên sự khác biệt lớn đối với môi trường giáo dục ở Việt Nam.

 

Có thể nói trẻ em Bắc Âu đã được học tiếng Anh một cách vô cùng tự nhiên thông qua các chủ đề đơn giản mà chúng ta thường bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt là khi chúng ta xem các bộ phim tiếng Anh mà có giọng chuẩn. Qua đó, bạn sẽ học được cách phát âm của người ta, các ngữ cảnh để sử dụng các câu sao cho phù hợp. Như vậy, không cần học với người bản ngữ, trình độ tiếng Anh của bạn cũng sẽ được cải thiện.

 

Đến năm cấp 3, độ tuổi phù hợp để thi các bài kiểm tra năng lực tiếng Anh như Ielts, học sinh Bắc Âu đã có thể tự nói về chủ đề cao hơn dựa vào trải nghiệm của bản thân. Vậy phương pháp giáo dục ở Bắc Âu đơn giản nhưng họ nhấn mạnh vào sự hứng thú, động lực cho trẻ em khi học tiếng Anh. Hoàn toàn không cần những phương pháp học cao siêu, phức tạp nào.

 

Bạn đã tìm cho mình động lực để học ngôn ngữ chưa? Chúc các bạn thành công trong việc tìm ra phương pháp học phù hợp nhất với mình.

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *